top of page

Đặt trứng vào nhiều rỏ: Đầu tư vào các quỹ tương hỗ

  • Ảnh của tác giả: Sandra L. Ralph
    Sandra L. Ralph
  • 5 thg 9, 2021
  • 3 phút đọc

Khi tham gia đầu tư, nhiều bạn chọn các quỹ tương hỗ (aktiefonder) thay vì chọn cổ phiếu. Đây là cách làm hợp lý cho những ai không có nhiều thời gian tìm hiểu về chứng khoán và muốn có một kênh đầu tư an toàn. Lý do các quỹ tương hỗ ít rủi ro hơn cổ phiếu là vì bạn đặt trứng vào nhiều giỏ. Đặc thù chung của các quỹ tương hỗ là sự đa dạng, do các quỹ thường đầu tư vào nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó nếu chẳng may một trong những công ty đó bị phá sản thì vẫn còn hàng trăm công ty khác kéo lại.

Nếu bạn nào tham gia lớp đầu tư của mình năm ngoái thì chắc vẫn còn nhớ mình nói khi đầu tư vào một quỹ tương hỗ có hai điều quan trọng:


1, Các bạn nên thành lập một thói quen đầu tư đều đặn, tốt nhất là hàng tháng. Cho dù thu nhập của các bạn có thấp hay cao thì bạn vẫn có cơ hội tham gia mua quỹ tương hỗ. Nhiều sàn giao dịch như Avanza hay Nordnet, hay hầu hết các ngân hàng Thụy Điển như ICA, Swedbank, SEB, Nordea... đều có dịch vụ tự động rút tiền từ tài khoản của bạn sau đó họ sẽ đặt lệch mua quỹ tương hỗ cho bạn. Điều bạn cần làm đầu tiên là đăng ký månadsspara với họ và cho ra điều kiện ví dụ như rút bao nhiêu tiền hàng tháng , thấp nhất thường là 100 kr cho một lần, và rút vào ngày nào trong tháng. Bạn cũng cần phải chọn quỹ tương hỗ mà bạn thích. Mọi thứ sau đó sẽ tự động diễn ra hàng tháng. Bạn chỉ cần kiểm tra là đến ngày sàn giao dịch hay ngân hàng rút tiền bạn có đủ tiền trong tài khoản.


2, Khi chọn một quỹ tương hỗ, điều quan trong thứ hai là phải xem phí quản lý quỹ là bao nhiêu. Một tiêu chí của Sandra khi chọn quỹ là phí quản lý quỹ phải nhỏ hơn 0,5%. Sandra không bao giờ chọn quỹ có mức phí cao hơn cho dù lợi nhuận của quỹ đó có hấp dẫn như thế nào đi chăng nữa. Nếu bạn chọn một quỹ có mức phí là 2% thì có nghĩa là một năm bạn sẽ phải trả 2% giá trị đầu tư của mình cho người quản lý quỹ, bất kể nếu bạn có lợi nhuận hay không. Ví dụ:


Cho năm 2021 bạn bỏ 100000 SEK vào mua một quỹ với mức phí 2%. Sau một năm quỹ đó tăng 10%. Tức là lúc sau đó bạn có khoảng 110000 kr. Bạn sẽ phải trả 2% tức là khoảng 2200 kr cho người quản lý quỹ nữa (2% x 110000 SEK) . Bạn sẽ chỉ còn lãi 8%. Nếu năm đó lạm phát (inflation) là khoảng 2% (lạm phát có nghĩa là đồng tiền bị trượt giá) thì giá trị tài sản ròng của bạn thật ra chỉ tăng có 6%.

Đấy là khi quỹ của bạn tăng 10%, nếu giả sử giảm 10% thì sao? Như vậy có nghĩa sau một năm tài sản của bạn xuống còn 90000 kr, bạn sẽ vẫn phải trả 2% cho người quản lý quỹ cộng với lạm phát, như vậy số tiền thực sự bạn bị mất là khoảng 13600 kr. Và số tiền còn lại của bạn sẽ là xấp xỉ ~ 86400 kr.



Nhiều bạn chọn quỹ có mức phí cao khi thấy sự tăng trưởng của nó trong thời gian gần đây tốt hơn các quỹ phí rẻ, và bạn nghĩ mình sẽ lời nhiều hơn khi rót tiền vào những quỹ này. Nhưng các bạn nên nhớ rằng chẳng có quỹ nào trên đời này có thể giữ vững được sự tăng trưởng như vậy về lâu dài. Đa số sẽ quay về mức tăng trưởng chung của thị trường (tức là trung bình 9-10%/năm). Cho nên nếu đầu tư lâu dài đa số các quỹ phí rẻ sẽ vẫn đánh bại các quỹ có chi phí lớn.

Đôi khi sự chênh lệch này giúp bạn bỏ túi thêm được tiền triệu.


Chúc các bạn may mắn,





 
 
 

Comments


bottom of page